Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (BVQLNTD) có hiệu lực từ ngày 1/7/2011. Tuy nhiên trên thực tế quyền này vẫn chưa được “thượng đế” dùng đến vì nhiều lẽ, trong đó có cả việc người dân không biết có những quyền gì trên thực tế.Để cung cấp thông tin cho bạn đọc về kiến thức pháp luật, Báo chúng tôi truyền tải ý kiến, câu hỏi của bạn đọc thông qua tư vấn của các chuyên gia, luật sư và luật gia. Thông tin thắc mắc bạn đọc xin gửi về: toasoan.ntd@gmail.com – (08) 6680 3366

1/ Tôi mua một chiếc ví da nam Salvatore Ferragamo tại Trung tâm thương mại Diamond, thuộc Công ty TNHH Thời trang và Mỹ phẩm Duy Anh (Công ty Duy Anh) với giá gần 11 triệu đồng, nhưng chỉ dùng được hơn 1 tháng thì sản phẩm bị bạc đường gân, chỉ và sờn lớp bóng bề mặt trong, ngoài sản phẩm. Tôi có quyền nghi ngờ sản phẩm trên là hàng kém chất lượng, hàng giả trà trộn và yêu cầu đơn vị này đổi sản phẩm khác không? (L.A.T Q.7, TP.HCM)

Diễn đàn Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

LS. Nguyễn Công Toàn, Công ty Luật Hợp danh Phạm & Đặng Nguyễn:

Bạn có quyền nghi ngờ sản phẩm là hàng kém chất lượng, hàng giả trà trộn. Tuy nhiên, để xác định đây có phải là hàng kém chất lượng hoặc hàng giả hay không còn căn cứ vào những yếu tố khác. Theo quy định của Luật BVQLNTD 2010, bạn có quyền yêu cầu Công ty Duy Anh cung cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm bao gồm: nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng, đặc tính kỹ thuật… Tuy nhiên, việc đổi sản phẩm khác phụ thuộc vào thỏa thuận ban đầu của bạn với công ty. Nếu hàng hóa có bảo hành, hoặc có thỏa thuận về việc đổi lại hàng thì bạn có thể yêu cầu công ty này sửa chữa, khắc phục hoặc đổi lại sản phẩm khác cho bạn.

Diễn đàn Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

2/ Ngày 21/8, tôi là một trong số rất nhiều công nhân Khu chế xuất Tân Thuận được Công ty TNHH URC Việt Nam tặng sản phẩm trà xanh C2 Ô long vị chanh. Về nhà tôi mới phát hiện sản phẩm đã gần hết hạn sử dụng (NSX: 13/9/2014 – HSD: 13/9/2015), nên không dám dùng. Trong trường hợp này, chúng tôi có được quyền phản ánh không? (Nguyễn Thanh Mỹ Q.7, TP.HCM)

Sản phẩm trà xanh C2 Ô long mà bạn được tặng vào thời điểm tháng 8/2015 vẫn còn trong hạn sử dụng, nên quyết định có sử dụng hay không là tùy thuộc vào bạn. Bạn chỉ có thể góp ý với nhà sản xuất nếu như bạn phát hiện rõ ràng về chất lượng không đảm bảo của trà xanh Ô long khi gần hết hạn sử dụng. Tuy nhiên, với tư cách là người tiêu dùng, việc đánh giá chất lượng là không thực sự dễ dàng.Diễn đàn Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

3/ Tôi đang có ý định mua một ngôi nhà làm từ container để tiết kiệm chi phí. Vậy hiện nay, nhà container có nằm trong diện được cấp giấy phép xây dựng hay không? Có được cấp sổ hồng không?

LS. Ngô Việt Bắc, Trưởng Văn phòng Luật sư Sài Gòn Tây Nguyên, Đoàn Luật sư TP.HCM:

Hiện nay pháp luật chưa có bất cứ quy định nào về trường hợp cấp giấy phép xây dựng cho nhà container mà chỉ đặt ra đối với các công trình xây dựng và nhà ở riêng lẻ. Hầu hết các ngôi nhà làm bằng container hiện nay đều không có giấy phép xây dựng bởi chưa có cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền và cơ sở pháp lý nào quy định về việc cấp giấy phép xây dựng cho nhà container cả. Bởi vì nhà container có thể được sử dụng vào mục đích phục vụ làm văn phòng tạm, nhà ở nhưng lại không được xếp vào loại hình nhà ở hoặc công trình xây dựng vì không đáp ứng đủ các quy định về công trình xây dựng.Diễn đàn Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Theo định nghĩa tại Khoản 1 Điều 3 Luật Nhà ở 2014, nhà ở là công trình xây dựng với mục đích để ở và phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân.

Đồng thời, theo Khoản 10 Điều 3 Luật Xây dựng 2014, công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế. Công trình xây dựng bao gồm công trình dân dụng, công trình công nghiệp, giao thông, nông nghiệp và phát triển nông thôn, công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình khác.

Như vậy, từ hai định nghĩa trên, có thể cho rằng nhà container không được xem là công trình xây dựng. Do đó, không thể có chuyện nhà container được cấp giấy phép xây dựng hay cấp sổ hồng được.Diễn đàn Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

4/ Nhà mạng Mobifone tự ý kích hoạt dịch vụ xem phim và trừ tiền mỗi ngày trong tài khoản chính của tôi gần 1 năm nay, khi tôi phát hiện và phản ánh về nhà mạng nhiều lần thì được trả lại tiền vào tài khoản khuyến mãi, theo tôi biết tài khoản khuyến mãi thì không có giá trị như tài khoản chính. Việc tự ý kích hoạt dịch vụ và trừ tiền của Mobifone là vi phạm điều luật nào? Sẽ bị xử lý như thế nào? Việc trả lại tiền vào tài khoản khuyến mãi thay vì trả vào tài khoản gốc có đúng không? Đặng Nguyên Hạnh (Q.1, TP.HCM)

LS. Phạm Thị Thanh Huyền, Công ty Luật An Thanh:

Diễn đàn Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Nếu đúng Mobifone tự ý kích hoạt dịch vụ và trừ tiền của các thuê bao di động thuộc Mobifone thì đây là hành vi vi phạm các quy định của pháp luật, cụ thể:

Thứ nhất, vi phạm quy định của Bộ luật Dân sự 2005 tại Điều 518 về Hợp đồng dịch vụ: “Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên thuê dịch vụ, còn bên thuê dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ”. Trong trường hợp này không có sự thỏa thuận của các bên, đây là hành vi đơn phương của Mobifone thực hiện dịch vụ khi không có yêu cầu của Bên thuê dịch vụ (khách hàng).

Thứ hai, vi phạm một trong những hành vi bị cấm quy định tại Khoản 5, Điều 10 của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010: “Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ yêu cầu người tiêu dùng thanh toán hàng hóa, dịch vụ đã cung cấp mà không có thỏa thuận trước với người tiêu dùng …”.

Việc trả lại tiền vào tài khoản khuyến mãi thay vì trả vào tài khoản gốc là không đúng?

Việc trả lại tiền vào tài khoản khuyến mãi thay vì trả vào tài khoản gốc là không đúng.

Trong trường hợp này là Mobifone thực hiện việc khắc phục thiệt hại do hành vi vi phạm của họ gây ra nên nguyên tắc là trừ tài khoản nào thì trả lại vào tài khoản đó.

Việc trả lại tiền vào tài khoản khuyến mãi có thể sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của bên thuê dịch vụ (khách hàng) theo chính sách của nhà mạng tại thời điểm đó. Chẳng hạn: Tài khoản khuyến mãi có thể bị giới hạn thời gian sử dụng hoặc bị hạn chế phạm vi sử dụng như chỉ gọi được nội mạng còn ngoại mạng thì không được.

5/ Việc làm này của Mobifone nếu đúng như phản ánh sẽ bị xử lý như thế nào?

LS. Phạm Thị Thanh Huyền, Công ty Luật An Thanh:

Việc làm này của Mobifone sẽ bị xử lý theo các quy định của pháp luật tùy theo mức độ vi phạm và thiệt hại gây ra, cụ thể:

Theo quy định tại Khoản 2, Điều 11 của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 thì “… Tổ chức vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật …”.Diễn đàn Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Bên thuê dịch vụ (khách hàng) có thể yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ người tiêu dùng giải quyết, cụ thể:

Theo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 tại Điều 25 quy định:

“1. Trường hợp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích của nhiều người tiêu dùng, lợi ích công cộng thì người tiêu dùng, tổ chức xã hội có quyền yêu cầu trực tiếp hoặc bằng văn bản đến cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cấp huyện nơi thực hiện giao dịch giải quyết.

2. Người tiêu dùng, tổ chức xã hội có nghĩa vụ cung cấp thông tin, bằng chứng có liên quan đến hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ”.

Điều 26 cũng quy định:

“1. Khi nhận được yêu cầu của người tiêu dùng, cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cấp huyện có trách nhiệm yêu cầu các bên giải trình, cung cấp thông tin, bằng chứng hoặc tự mình xác minh, thu thập thông tin, bằng chứng để xử lý theo quy định của pháp luật.

2. Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cấp huyện có trách nhiệm trả lời bằng văn bản việc giải quyết yêu cầu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; trường hợp xác định tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vi phạm quyền lợi người tiêu dùng, văn bản trả lời phải có các nội dung sau đây:

a) Nội dung vi phạm.

b) Biện pháp khắc phục hậu quả.

c) Thời hạn thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả.

d) Biện pháp xử lý vi phạm hành chính, nếu có.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm b Khoản 2 điều này bao gồm:

a) Buộc tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thu hồi, tiêu hủy hàng hóa hoặc ngừng cung cấp hàng hóa, dịch vụ.

b) Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh của tổ chức, cá nhân vi phạm.

c) Buộc tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ loại bỏ điều khoản vi phạm quyền lợi người tiêu dùng ra khỏi hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung.

4. Ngoài các biện pháp quy định tại khoản 3 Điều này, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ tái phạm còn bị đưa vào Danh sách tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vi phạm quyền lợi người tiêu dùng”.

Bên thuê dịch vụ (khách hàng) cũng có thể khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết theo quy định tại Điều 30 của luật này.

7/ Theo Tổng cục Cảnh sát, năm 2014, cả nước xảy ra 47 vụ sử dụng vật liệu nổ để gây án ở 18 địa phương, giảm so với năm 2013, nhưng lại xuất hiện các thủ đoạn mới như bẫy nổ thông qua cài đặt chất nổ vào loa, đài, gói quà biếu để ám hại nhau. Với những hung thủ sử dụng vật liệu nổ để gây án gây hậu quả nghiêm trọng (như thương tật vĩnh viễn, tử vong,…) sẽ bị xử lý như thế nào?

LS. Nguyễn Hồng Cơ, Đoàn LS TP.HCM:

Diễn đàn Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Các vụ án thủ phạm sử dụng vật liệu nổ “ngụy trang” dưới hình thức gói quà, bỏ trong loa, đài để bẫy các nạn nhân đều đặc biệt gây nguy hiểm không chỉ tính mạng của người kẻ thủ ác muốn trả thù, mà còn rất nguy hiểm đến tính mạng của những người xung quanh, gây mất trật tự xã hội, cũng như tạo hoang mang trong dư luận hung thủ sử dụng vật liệu nổ để gây án, sẽ bị xử lý theo các tội:

Tội giết người theo Điều 93 Bộ luật Hình sự với hình phạt tù từ 12 đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. Bị tử hình nếu hậu quả làm nhiều người chết, giết phụ nữ mà biết là có thai; giết trẻ em… Như vụ Đinh Văn Quyết (25 tuổi, ngụ Bà Rịa – Vũng Tàu) bị TAND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tuyên án tử hình vì chế mìn trong chiếc cassette gây ra cái chết cho một cụ bà và một bé gái.

Ngoài ra, hung thủ còn bị xét xử về tội “Chế tạo, tàng trữ, sử dụng trái phép vật liệu nổ”, được quy định tại Điều 232 Bộ luật Hình sự, có mức phạt tù từ 1 đến 5 năm, hoặc bị phạt tù từ 15 đến 20 năm, hoặc tù chung thân nếu phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn…

8/ Tôi bị khuyến dụ mua phải một tấm nệm than hoạt tính Hàn Quốc tại một chi nhánh của Công ty TNHH Kim Cương với giá 16 triệu đồng, sản phẩm được quảng cáo có thể chữa 8 loại bệnh. Tuy nhiên, khi dùng nó không những không chữa được bệnh mà còn gây ra cho tôi nhiều chứng bệnh hơn như: đau đầu, chóng mặt… Nay chi nhánh đó đã đóng cửa, tôi có quyền khiếu nại và yêu cầu Công ty Kim Cương bồi thường không? Các công ty bán hàng như vậy có vi phạm pháp luật không? Và sẽ bị xử lý như thế nào? Tại sao không có cơ quan quản lý nào can thiệp để bảo vệ người dân? (Anh Đào Q.Tân Bình, TP.HCM)

LS. Đặng Quý Chuyên, Công ty Luật Hợp danh Phạm & Đặng Nguyễn:

Căn cứ Điều 92 của BLDS 2005, chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, và không phải là pháp nhân, người đứng đầu chi nhánh thực hiện nhiệm vụ theo ủy quyền của pháp nhân.Diễn đàn Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự do chi nhánh xác lập, thực hiện. Do đó, anh có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện Công ty Kim Cương để yêu cầu bồi thường theo quy định của pháp luật.

Theo quy định của Luật Quảng cáo 2012, người quảng cáo phải bảo đảm chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phù hợp với nội dung quảng cáo; chịu trách nhiệm về sản phẩm quảng cáo của mình trong trường hợp trực tiếp thực hiện quảng cáo trên các phương tiện. Đồng thời, một trong những hành vi bị cấm là quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố. Do đó, nếu các công ty quảng cáo sản phẩm của mình mà vi phạm quy định của Luật Quảng cáo và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

9/Chiếc điện thoại Sony Experia của tôi bị vỡ mặt kính màn hình không rõ nguyên nhân (rất nhiều người dùng đã gặp trường hợp này), hãng Sony từ chối bảo hành với lý do: Sony quy định không bảo hành mặt màn hình và đề nghị tôi thay mới màn hình với giá trên 4 triệu đồng. Tôi thắc mắc vì sao một cái màn hình lại có giá bằng 1/3 giá trị của chiếc điện thoại nhưng Sony quy định không bảo hành? Quy định của Sony có xâm phạm quyền lợi của người tiêu dùng hay không?

Diễn đàn Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Luật gia Nguyễn Thanh Việt, Hội Luật gia TP.HCM:

Diễn đàn Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Tại Khoản 3 Điều 8 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nêu rõ: Người tiêu dùng có quyền được lựa chọn hàng hóa dịch vụ theo yêu cầu thực tế của mình. Và tại Khoản 2 Điều 8 có quy định: Người tiêu dùng có quyền được yêu cầu cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về tổ chức cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; nguồn gốc xuất xứ hàng hóa; được cung cấp hóa đến chứng từ, tài liệu có liên quan…

Do vậy, khi người tiêu dùng mua hàng hóa thì phải yêu cầu tổ chức cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp tài liệu có liên quan tức là phiếu bảo hành. Trường hợp không cung cấp các tài liệu có liên quan, người tiêu dùng có quyền từ chối không thực hiện giao dịch mua bán này.

Theo Báo Người tiêu dùng